0

Ngủ trưa giúp cải thiện sức khỏe tâm thần? | Safe and Sound

Nhiều người cho rằng ngủ trưa là sự lãng phí thời gian. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra ngủ trưa đem lại lợi ích to lớn đối với tâm lý và sức khỏe tâm thần. Giấc ngủ ngắn giữa ngày giúp hạn chế áp lực công việc và cảm xúc tiêu cực, cũng như cải thiện nhiều bệnh lý.

Vi Nguyễn Duy Minh | Chuyên viên - Viện Tâm lý và Sức khỏe Tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Tác dụng của giấc ngủ trưa

Theo Michael Breus, người sáng lập Sleep Doctor: “Giấc ngủ trưa giúp củng cố trí nhớ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi ký ức ngắn hạn thành ký ức dài hạn và có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn trong thời gian còn lại của ngày". Theo chuyên gia này, nghiên cứu trên một nhóm học sinh ngủ trưa thể hiện mức độ tập trung và hiệu quả học tập cao hơn hẳn so với khi các em không ngủ trưa. Ngủ trưa có nhiều tác dụng tích cực tới tâm lý và sức khỏe tâm thần, cũng như cải thiện nhiều tình trạng bệnh lý:

  • Lấy lại tinh thần, bổ sung năng lượng: Do cơ chế sinh học tự nhiên, năng lượng và mức độ tập trung giảm xuống tự nhiên trong giai đoạn 3-5 giờ chiều. Một bữa ăn nhẹ và giấc ngủ ngắn có thể tái tạo năng lượng này, cải thiện sức khỏe tinh thần và nâng cao sự tập trung trong thời gian làm việc còn lại.
  •  

Ảnh 1: Ngủ trưa giúp bổ sung năng lượng

  • Liều thuốc cho não bộ: Ngủ trưa là liều thuốc tốt cho việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Không phải ai cũng có khả năng chịu áp lực công việc liên tục trong một thời gian dài. Do đó, giấc ngủ trưa là cần thiết. Hơn nữa, hiệu quả duy trì tỉnh táo của ngủ trưa cao nhiều so trà và cà phê, trong khi gần như không có tác dụng phụ. Ngoài ra, ngủ trưa tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.
  • Hạn chế và cải thiện nhiều tình trạng bệnh lý và vấn đề tâm lý: giảm huyết áp, giảm áp lực lên tim mạch và nguy cơ tử vong vì các bệnh tim mạch, giảm nguy cơ tiểu đường, ngăn ngừa mất trí nhớ...

2. Thời gian ngủ trưa tối ưu

Đối với người lớn và khỏe mạnh, chợp mắt khoảng 10 – 30 phút là tối ưu. Ngược lại, ngủ nhiều hơn 30 phút có thể làm tăng nguy cơ béo phí, tim mạch hoặc huyết áp. Nguyên nhân là, giấc ngủ dài như vậy chứng tỏ bạn đang không dành đủ thời gian cho giấc ngủ vào ban đêm, đồng thời tiêu thụ nhiều thức ăn vào bữa trưa.

Tuy nhiên, nếu công việc đòi hỏi tập trung cao độ hoặc bạn đang chịu nhiều áp lực công việc, giấc ngủ 60 phút là tối ưu. Lúc này, não bộ có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo, không chỉ cải thiện tinh thần mà còn giảm áp lực công việc. Bên cạnh đó, giấc ngủ 60 phút tăng hiệu quả ghi nhớ, tạo điều kiện cho ký ức ngắn hạn chuyển thành ký ức dài hạn.

Giấc ngủ 90 phút là giấc ngủ trọn vẹn, bao gồm cả giai đoạn ngủ nông và sâu. Giấc ngủ này có nhiều lợi ích cả về thể chất và giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Đây là sự bổ sung tốt nếu bạn không thể có giấc ngủ trọn vẹn vào ban đêm. Ngoài ra, thức dậy sau 90 phút, bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi cảm giác lờ đờ, mệt mỏi.

3. Cách để tỉnh táo sau giấc ngủ trưa

Mặc dù ngủ trưa tác động tích cực tới tâm lý, cảm xúc và cải thiện sức khỏe tinh thần nhưng nhiều người không thích cảm giác uể oải khi thức dậy. Để hạn chế điều này, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Không nên ngủ trưa quá dài, thời gian tối ưu là 20-30 phút.
  • Vận động nhẹ sau khi thức dậy, không vội vàng thực hiện ngay các công việc yêu cầu sự tập trung và vận động trí não.

Ảnh 2: Vận động nhẹ sau khi thức dậy

  • Ngủ trong tư thế thoải mái, thường là nằm, hạn chế ngủ gục trên bàn làm việc.
  • Loại bớt ánh sáng khi ngủ.
  • Tạo thói quen ngủ đúng giờ.

4. Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của bệnh gì?

- Dấu hiệu của lo âu

Mất ngủ ngủ không sâu giấc có thể là một biểu hiện của lo âu. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, cảm giác lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ quá nhiều về các vấn đề của cuộc sống có thể khiến bạn khó ngủ và thức dậy giữa đêm. Lo âu cũng có thể làm tăng nhịp tim và làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, ngăn cản bạn ngủ sâu giấc.

- Dấu hiệu của trầm cảm

Người bị trầm cảm thường trải qua giấc ngủ không sâu, thức dậy sớm và cảm giác mệt mỏi khi thức dậy. Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, mất khả năng tận hưởng giấc ngủ là một biểu hiện của trầm cảm và có thể làm trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.

- Căng thẳng và các vấn đề tâm lý khác

Các vấn đề tâm lý khác nhau như căng thẳng, rối loạn ám ảnh hoặc quá mệt mỏi cũng có thể gây ra mất ngủ và giấc ngủ không sâu. Họ thường gặp khó khăn trong việc thư giãn và ngủ đủ giấc.

- Các bệnh lý về thể chất

Ngoài các vấn đề tâm lý và tinh thần, mất ngủ và giấc ngủ không sâu cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý về cơ thể như thiểu năng tuần hoàn não, huyết áp cao, bệnh tim mạch, chứng ngưng thở khi ngủ... Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên rằng, nếu bạn gặp những vấn đề về sức khỏe liên quan đến giấc ngủ, việc tham khảo một chuyên gia y tế là rất quan trọng.

Cần chú ý rằng không phải ai cũng trải qua tất cả các triệu chứng này và mức độ mức độ của mất ngủ có thể biến đổi. Để đưa ra chẩn đoán chính xác và kế hoạch điều trị phù hợp với mất ngủ, đặc biệt là rối loạn liên quan đến mất ngủ, việc tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ tâm lý và chuyên gia tâm lý là quan trọng.

Người có triệu chứng mất ngủ ở các mức độ khác nhau cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để quản lý và giảm thiểu triệu chứng. Quá trình chăm sóc thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ trầm cảm mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá, chuyên gia tâm lý của Safe and Sound sẽ phát triển một kế hoạch điều trị riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người.

5. Bác sỹ tâm lý Safe and Sound sẽ giúp bạn như thế nào?

Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

: Ngủ trưa giúp cải thiện sức khỏe tâm thần? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound